Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á: Số phận các nhân viên Uber sẽ ra sao?

Uber đã đồng ý bán doanh nghiệp của mình ở Đông Nam Á cho đối thủ Grab của Singapore đúng như các tin đồn vào tháng trước.

Theo nội dung thỏa thuận, Grab sẽ sáp nhập các cơ sở kinh doanh vận tải thực phẩm và ăn uống của Uber vào hoạt động của công ty. Trong khi đó Uber sẽ nắm giữ 27,5% cổ phần Grab, và CEO Uber - Dara Khosrowshahi - sẽ tham gia hội đồng quản trị công ty.

Grab thâu tóm Uber Đông Nam Á: Số phận các nhân viên Uber sẽ ra sao? - 1

Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Uber trong vòng 2 tuần nữa.

Grab cho biết họ sẽ mở rộng kinh doanh phân phối thực phẩm GrabFood - đã có ở Indonesia và Thái Lan - tới Singapore và Malaysia sau khi hợp nhất với Uber Eats.

Ứng dụng của Uber sẽ hoạt động trong 2 tuần tới để cung cấp cho các tài xế thời gian để di chuyển sang nền tảng Grab, trong khi ứng dụng Uber Eats sẽ tiếp tục hoạt động cho đến cuối tháng 5.

Được biết đây là lần thứ ba Uber bán hoặc sáp nhập một trong những hoạt động kinh doanh của họ bên ngoài nước Mỹ. Uber trước đây đã bán doanh nghiệp tại Trung Quốc cho đối thủ Didi Chuxing và sáp nhập hoạt động của mình tại Nga cũng như các nước láng giềng vào công ty Yandex.

Trong email tới nhân viên Uber, Khosrowshahi nói Uber không có con đường nào ngoài hợp nhất. Cũng theo vị CEO này, một trong những nguy cơ tiềm ẩn trong chiến lược toàn cầu của công ty là họ phải chiến đấu quá nhiều trên các mặt trận, với quá nhiều đối thủ cạnh tranh.

Ông giải thích trong email rằng thỏa thuận với Grab đã đưa Uber tập trung tốt hơn vào các thị trường cốt lõi mà họ hoạt động, đồng thời mang đến cho công ty cơ hội tiếp cận một số thị trường lớn và quan trọng.

Khosrowshahi cho biết thêm khoảng 500 nhân viên Uber ở Đông Nam Á sẽ chuyển sang Grab. Còn phát ngôn viên công ty nói rằng một số nhân viên sẽ vẫn là một phần trong các hoạt động của Uber ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và rằng sẽ không có bất kỳ sự sa thải nào trong hợp đồng này.

Đầu năm nay, SoftBank đã hoàn thành thỏa thuận đầu tư lâu dài với Uber, giúp công ty công nghệ cao lớn nhất Nhật Bản là cổ đông lớn nhất của Uber. Điều đó dẫn đến một số câu hỏi liệu sẽ có sự hợp nhất trong ngành công nghệ taxi đi chung ở châu Á kể từ khi SoftBank cũng là nhà đầu tư vào Grab, Didi Chuxing và Ola (Ấn Độ) hay không.

Kể từ khi tiếp quản vị trí từ đồng sáng lập Travis Kalanick hồi tháng Tám năm ngoái, Khosrowshahi đã tập trung vào việc cải thiện danh tiếng Uber và thúc đẩy các kỷ luật tài chính nhằm tăng lợi nhuận. Trong khi đó Grab cung cấp dịch vụ vận chuyển, cung cấp thực phẩm, thanh toán di động và dịch vụ tài chính tại 195 thành phố trên khắp Đông Nam Á. Công ty tuyên bố có 95% thị phần taxi đi chung khi nhận được gói hỗ trợ 2,5 tỉ USD từ SoftBank và các nhà đầu tư khác vào năm 2017.

Đưa Uber, Grab vào khuôn khổ

Việc định nghĩa kinh doanh vận tải bằng ô tô là thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải, điều hành phương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường (Theo SlashGear) ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN