Doanh nghiệp cần công khai minh bạch chất lượng 4G
Chất lượng 3G đã từng không như ý muốn người dùng và bị coi là 2G+. Bởi vậy, ngay khi mạng 4G xuất hiện, chuyên gia cho rằng cần đánh giá đúng chất lượng mạng 4G vì quyền lợi người dùng.
3G chỉ là 2G+?
Chất lượng 3G đã từng không như ý muốn của người dùng. Bởi vậy, ngay khi mạng 4G xuất hiện, nhiều chuyên gia cho rằng, bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm ban hành quy chuẩn chất lượng. Từ đó, đánh giá đúng chất lượng 4G của các nhà mạng, vì quyền lợi người dùng.
Ảnh internet
Thời gian qua, các tín đồ công nghệ Việt Nam đã được trải nghiệm 3G với nhiều dịch vụ, nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, chất lượng mạng 3G không thực sự như mong muốn của người dùng.
Anh Đỗ Văn Dương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã bỏ dùng 3G của nhà mạng Viettel để chuyển sang dùng gói cước 3G của Vinaphone, nhưng tình trạng không được cải thiện nhiều. Tôi sống ở khu vực làng bún Phú Đô, hầu như không thể dùng được 3G của mạng Viettel, ngay cả sóng Viettel cũng rất yếu, thường xuyên mất sóng, ảnh hưởng đến công việc làm ăn. Kể cả khi đã chuyển sang dùng mạng khác, tốc độ kết nối 3G rất chậm, khi đang dùng thì mạng 3G tự nhảy sang 2G hoặc mất kết nối”. Anh Dương bức xúc cho rằng, mình đang trả tiền 3G để sử dụng 2G+.
Thậm chí, một số tổ chức độc lập đánh giá tốc độ 3G của Việt Nam rất thấp, “chậm hơn” cả Lào và Campuchia. Theo số liệu thống kê của OpenSignal, Akamai, tốc độ 3G của Việt Nam nằm ở top cuối của thế giới. Báo cáo mới nhất của OpenSignal chỉ ra rằng, trang web chuyên phân tích về tốc độ mạng di động thế giới, được thống kê dựa trên khảo sát từ 822.556 người dùng cài đặt ứng dụng OpenSignal trên 95 quốc qua và vùng lãnh thổ, trong thời gian từ 1/5 -23/7/2016. Kết quả khảo sát cho thấy, Việt Nam có tốc độ mạng di động trung bình đạt 3,81 Mbps, xếp hạng 82/95 thế giới, thuộc nhóm thấp nhất.
Trong khi đó, những quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Hàn Quốc, Singapore, Hungary, Úc, Đan Mạch, tốc độ mạng di động trung bình cao gấp hơn 10 lần, dao động từ 41,34 Mbps - 23,35 Mbps. Quốc gia đứng áp chót danh sách trên là Afganistan cũng chỉ thấp hơn Việt Nam không đáng kể, đạt 2,17 Mbps.
Còn theo khảo sát của Akamai, trang web đánh giá tình trạng Internet, đã từng thống kê trong số 14 quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ hai từ dưới lên với tốc độ kết nối trung bình 2 Mbps.
Tốc độ này chưa bằng 1/10 của tốc độ lướt web ở Hàn Quốc. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nó chỉ bằng1/4 của Singapore và thấp hơn so với Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Đáng lưu ý là một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là chất lượng 3G tại Việt Nam không những thấp mà người dùng còn phải chịu chấp nhận sự chi phối của nhà mạng. Cụ thể chất lượng 3G giảm sút do người dùng vượt mức dung lượng và nhà mạng đã “bóp băng thông” lại theo quy định. Với tốc độ bị “bóp” chỉ còn 256 Kbps so với ban đầu 7,2 Mbps thì chỉ đủ vào một trang web.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác làm tốc độ 3G chậm là do một số nhà mạng đã “bóp băng thông” tại một số trạm phát sóng 3G. Trước đây tại một số trạm, nhà mạng cho tốc độ truy cập 3G cao nhưng sau khi khảo sát dung lượng dữ liệu qua các trạm này khá ít nên họ “bóp băng thông” để giảm chi phí đường truyền. Người dùng truy cập 3G từ các trạm này thì tốc độ rất thấp là điều dễ hiểu
Trước sự đánh giá này, Cục trưởng cục Viễn thông, bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Đức Trung đã “phản bác” và cho rằng, tốc độ 3G thực tế của Việt Nam - theo đo kiểm của Cục - là cao hơn dữ liệu thống kê của các tổ chức độc lập công bố.
Trong một cuộc họp báo, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm khẳng định “Điều quan trọng nhất là thúc đẩy các nhà mạng nâng cao chất lượng để phục vụ người dân ngày một tốt hơn thông qua cơ chế cạnh tranh. Và, đây là điều mà bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện lâu nay”.
Cần công khai minh bạch chất lượng 4G?
Chia sẻ với báo giới gần đây, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Đông Dương, cho biết số lượng người dùng Việt Nam sử dụng di động thuộc hàng cao nhất trong khu vực. Hiện nay, yêu cầu của người dùng ngày càng cao. Từ đó rất cần thiết phải nâng cấp hạ tầng. Đây là cơ hội và cũng là thử thách để các nhà mạng, doanh nghiệp triển khai cơ sở hạ tầng mạng 3G, 4G.
Trong khi chất lượng sóng 3G vẫn là bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp viễn thông, việc triển khai 4G dù quy mô lớn hay nhỏ cũng khiến người dùng có tâm lý “chim sợ cành cong”.
Khi xu hướng người sử dụng 4G ngày càng tăng, liệu chất lượng dịch vụ của nó có tiếp tục rơi vào "vết xe đổ" như 3G trước đây hay không? Đây là điều mà nhiều người dùng hết sức lo ngại.
Một trong những lý do chính dẫn đến việc các nhà mạng chậm ra mắt mạng 4G như cam kết là vì số lượng người dùng có...