Công cụ tình báo hỗ trợ INTERPOL điều tra tội phạm mạng

Đây là công cụ giúp cải thiện khả năng ứng phó với sự cố mạng và dự đoán trước sự cố.

Kaspersky Lab vừa ra mắt công cụ Kaspersky Threat Lookup, cho phép kết nối đến hàng triệu dữ liệu tình báo bảo mật được cập nhật theo thời gian thực. Đây là dịch vụ trên nền web, giúp phân tích sự cố bảo mật và mang tới những kiến thức cần thiết để nâng cao khả năng phát hiện mã độc, phục hồi dữ liệu.

Công cụ tình báo hỗ trợ INTERPOL điều tra tội phạm mạng - 1

Một trong những tổ chức sử dụng dịch vụ Kaspersky Threat Lookup sớm nhất là INTERPOL, hỗ trợ họ điều tra tội phạm mạng.

Thông tin tình báo bảo mật của Kaspersky Lab được thu thập từ nhiều nguồn, mà quan trọng hơn hết là dữ liệu này liên tục được kiểm tra và tự động liên kết lại với nhau. Việc này giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, phân biệt giữa hoạt động nguy hiểm tiềm tàng và hoạt động thông thường.

Theo khảo sát trên 4.000 đại diện doanh nghiệp trên toàn thế giới do Kaspersky Lab và B2B International thực hiện vào năm 2016, thời gian là yếu tố then chốt trong việc phát hiện và ứng phó với sự cố mạng. Kết quả khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp chi hơn 100% phí phục hồi nếu họ không thể tìm ra lỗ hổng bảo mật trong thời gian ngắn.

Chi phí phục hồi trung bình cho một lỗ hổng được phát hiện sau 1 tuần có thể lên đến 1 triệu USD, trong khi đó, nếu được phát hiện ngay thì chi phí này vào khoảng 400.000 USD. Phát hiện và ứng phó là những hành động có yêu cầu cao nhất về thời gian trong mô hình hoạt động của trung tâm điều hành an ninh (SOCs) tại nhiều tổ chức trên thế giới, và cả 2 yếu tố này đều đòi hỏi thông tin tình báo bảo mật đáng tin cậy.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN