Bộ GTVT "bác" yêu cầu dừng khẩn cấp hoạt động Uber, Grab

Một lần nữa, Bộ GTVT lại từ chối khi cả Hiệp hội Taxi Hà Nội và TP.HCM đưa ra yêu cầu dừng khẩn cấp hoạt động thí điểm hợp đồng điện tử của Uber và Grab.

Bộ GTVT "bác" yêu cầu dừng khẩn cấp hoạt động Uber, Grab - 1

Grab và Uber liên tục gặp phải sự phản đối của các hãng taxi truyền thống . Ảnh minh họa: Internet

Bộ GTVT vừa chính thức có văn bản về việc giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội và Hiệp hội Taxi TP.HCM về một số vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm hợp đồng điện tử, trong đó Uber và Grab là hai cái tên được nhắc đến.

Trong văn bản vừa gửi đi, Bộ GTVT cho hay đã nhận được Văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi kèm theo kiến nghị của Hiệp hội Taxi Hà Nội và Hiệp hội Taxi TP.HCM về việc báo cáo nội dung liên quan Chương trình thí điểm Quyết định 24/QĐ-BGTVT (kiến nghị về thẩm quyền, quản lý và khống chế số lượng xe thí điểm).

Trong văn bản kiến nghị, cả 2 hiệp hội taxi đưa ra yêu cầu dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm hợp đồng điện tử, đồng thời “tiến hành tổng kết đánh giá thực tế triển khai kế hoạch thí điểm đang gây ra nhiều bất an cho xã hội”.

Tuy nhiên, trong văn bản trả lời của mình, Bộ GTVT một lần nữa cho biết việc xây dựng, vận hành kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng là phù hợp quy định.

Theo Bộ GTVT, việc áp dụng thí điểm được ứng dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng KHCN. Trong khi đó, việc quản lý hoạt động này và các xe lại được đưa về các địa phương.

Cũng theo Bộ GTVT, ứng dụng KHCN là xu thế tất yếu của hội nhập và thực hiện cuộc cách mạng 4.0. đồng thời việc thí điểm thay hợp đồng giấy bằng hợp đồng điện tử là phù hợp với quy định về các giao kết thông qua hợp đồng.

Qua đó, đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng CNTT vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về thời gian và chi phí giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như các đơn vị vận tải cung ứng dịch vụ vận chuyển xe hợp động, thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Đồng thời, Bộ này đã có đánh giá về thực trạng triển khai ứng dụng KHCN trong công tác quản lý gửi Thủ tướng Chính phủ.

Đối với nội dung kiến nghị: “Dừng ngay việc gia tăng các phương tiện tham gia thí điểm, đồng thời cho rằng Bộ GTVT phải ban hành ngay văn bản yêu cầu các địa phương dừng cấp phù hiệu các xe tham gia thí điểm (hiện đã tăng đến 50.000 xe chỉ trong 18 tháng), chứ không phải việc dừng mở rộng các doanh nghiệp tham gia thí điểm mới như nội dung văn bản mà Bộ GTVT gửi UBND các tỉnh, thành phố 4/2017, đã dẫn đến hiểu lầm là Bộ GTVT chỉ đạo dừng cấp phù hiệu xe thí điểm để xoa dịu dư luận và đánh lạc hướng các cơ quan lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp”, Bộ GTVT cho hay đã có rất nhiều văn bản làm rõ đây là loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng, được các Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng, thực hiện vận chuyển hành khách theo hợp đồng. Bản chất của việc thí điểm này là thay hợp đồng bằng giấy bằng ứng dụng hợp đồng điện tử cho xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng loại dưới 9 chỗ, không phải là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi.

Việc cấp và quản lý các loại hình xe này được địa phương thực hiện. Đồng thời, công tác quy hoạch các phương tiện cũng thuộc về địa phương. Bộ GTVT đã từng gửi văn bản lên Thủ tướng về việc xem xét cho phép các địa phương tham gia thí điểm hợp đồng điện tử, tạm thời dừng cấp phù hiệu mới khi có lượng xe hợp đồng tăng cao.

Tuy nhiên, Bộ GTVT cũng thừa nhận có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và quản lý các loại hình xe công nghệ. 

Trả lời kiến nghị của 2 hiệp hội taxi này về việc "Cần thống nhất với bản chất và tên gọi của loại hình dịch vụ Grab, Uber tại Việt Nam và cho rằng đây là hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (do trong khuôn khổ WTO không có dịch vụ kết nối vận tải) vì vậy Việt Nam hoàn toàn có thể toàn quyền quản lý hoạt động của các công ty này và các công ty phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh vận tải tại Việt Nam" và "Nếu Grab – Uber vẫn tiếp tục có thái độ coi thường pháp luật và Nhà nước Việt Nam - vẫn triển khai trái phép kiểu hoạt động lách luật, cạnh tranh không lành mạnh thì đề nghị nhà nước thu hồi giấy phép kinh doanh",  Bộ GTVT cho hay, đây là các vấn đề mới phát sinh, liên quan chuyên ngành quản lý của nhiều lĩnh vực.

Do vậy, Bộ GTVT ghi nhận đề xuất và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để nghiên cứu, đưa nội dung quy định quản lý tại văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho phù hợp với thực tế.

Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp thí điểm Grab, Uber

Hiệp hội taxi Hà Nội vừa có đơn kiến nghị gửi Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Vinh ([Tên nguồn])
Tranh cãi quanh taxi Uber Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN