Apple bị kiện vì "ăn cắp" tên thương mại từ chính nhà phát triển trên App Store
Chuyện Apple bị kiện là điều hết sức bình thường, tuy nhiên đây là lần đầu tiên phía nguyên đơn đưa ra được rất nhiều bằng chứng đanh thép khiến Táo Khuyết dù muốn nhưng e là khó lòng chối cãi.
Chắc hẳn bạn còn nhớ, Animoji là thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất tại buổi ra mắt iPhone X hồi tháng 9 vửa rồi của Apple. Tuy nhiên gần đây “animoji” còn là đề tài của một vụ kiện vi phạm bản quyền thương hiệu mà Apple là bị đơn.
Tuần trước, một công ty trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản có tên Emonster đã đâm đơn kiện Apple khẳng định rằng mình đã phát minh ra thuật ngữ “Animoji” từ năm 2014 và đã đăng ký bằng sáng chế với Văn Phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ từ 2015. Thông tin lần đầu được báo cáo từ tờ The Recorder hôm thứ Năm vừa rồi. Chủ sỡ hữu Emonster, ông Enrique Bonansea phát biểu trong đơn khiếu nại rằng mình đã sử dụng cái tên để marketing cho một ứng dụng iOS có sử dụng emoji động:
“Đây là một trường hợp điển hình của việc vi phạm bản quyền thương hiệu một cách sẵn sàng và có chủ đích. Với đây đủ nhận thức về thương hiệu này, Apple vẫn quyết định lấy cái tên “ANIMOJI” từ Nguyên đơn và vờ như chính mình sáng tạo ra. Hơn thế nữa, Apple biết rõ rằng Nguyên đơn đã sử dụng nhãn hiệu ANIMOJI để đặt tên cho một sản phẩm ứng dụng nhắn tin trên App Store và đã ngỏ ý mua lại nhãn hiệu từ phía Nguyên đơn trước khi bị khước từ. Sau đó, thay vì sử dụng những bộ óc sáng tạo thiên tài vốn đã đem lại bao danh tiếng cho mình, Apple quyết định lấy thẳng cái tên ANIMOJI từ một nhà phát triển ứng dụng cho chính App Store của mình. Apple đã có thể thay đổi tên trước buổi công bố khi nhận ra Nguyên đơn đã sử dụng thương hiệu ANIMOJI từ trước đó. Nhưng hãng đã đưa ra quyết định ăn trộm cái tên về cho riêng mình - bất chấp hậu quả ra sao”.
Theo như lời cáo buộc trên, rõ ràng Apple đã biết trước về sự tồn tại của nhãn hiệu Animoji, thậm chí đã ngỏ ý mua lại cái tên để đặt cho tính năng trên iPhone X của mình. Tuy nhiên khi cuộc mua bán bất thành, Nhà Táo lại quyết định lấy luôn cái tên đó không cần xin phép.
Đơn kiện của Emonster kèm theo một ảnh chụp màn hình ứng dụng của mình với cái tên thương hiệu trên chính App Store của Apple.
Bất ngờ hơn nữa, Bonansea khẳng định rằng hồi 2015 chính Apple đã gỡ bỏ một ứng dụng bên thứ ba trên App Store sau khi đọc khiếu nại của Emonster về việc app này sử dụng thương hiệu Animoji.
Tính năng mà Apple đã lấy cái tên "Animoji" đặt cho.
Apple vướng vào chuyện kiện tụng là điều không có gì mới mẻ. Nhưng đặc biệt vụ việc lần này cho thấy rất nhiều chứng cứ đanh thép ngay từ đầu từ phía Nguyên đợn. Vậy liệu Apple sẽ xử trí đơn kiện mình ra sao, đáp trả hay nói lời xin lỗi và rút lại cái tên ANIMOJI trả lại cho chủ cũ?
Đó là một tin nhắn được gửi tới điện thoại của bạn dưới danh nghĩa “iMessage“.