15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2)

Sự kiện: Công nghệ

Cùng điểm danh 15 quyết định có thể coi là điều Microsoft đáng “hối tiếc” nhất.

9. Hệ điều hành MS-DOS 4.0

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 1

Hệ điều hành MS -DOS 4.0 gây thất vọng

Năm 1986, hệ điều hành MS -DOS 4.0 đã được giới thiệu tới công chúng bởi Microsoft. MS -DOS 4.0 được kỳ vọng là “đột phá” cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Nhưng thay vào đó, những gì chúng ta đã nhận được đĩa bị lỗi và bị hỏng, làm hư hại máy tính sử dụng.

10. Bing

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 2

Công cụ tìm kiếm Bing bị cáo buộc sao chép từ các kết quả tìm kiếm của Google

Bing đã chiếm ưu thế như là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới (sau Google). Trong giai đoạn khởi đầu, Microsoft đã chi nhiều tiền hơn so với số tiền thu được từ công cụ tìm kiếm Bing. Ngoài doanh thu thất bại, Bing còn thường xuyên bị cáo buộc sao chép từ các kết quả tìm kiếm của Google. Chưa kể, nhiều người dùng đã phàn nàn rằng Bing có tốc độ quá để sử dụng. Một lần nữa, có lẽ nếu Microsoft thực hiện một nỗ lực nghiêm túc hơn trong việc đổi mới công cụ tìm kiếm internet trong năm 1998, có lẽ họ sẽ có nhiều kinh nghiệm với sửa chữa những vấn đề này.

11. Không nhìn thấy tiềm năng của Công cụ tìm kiếm

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 3

Không nhìn thấy tiềm năng tỷ đô của các công cụ tìm kiếm khiến Microsoft phải trả giá đắt

Năm 1998, Bill Gates sử dụng Microsoft giới thiệu công cụ tìm kiếm đầu tiên, MSN Search. Cùng năm đó, Google được thành lập. MSN Search khi đó chưa phải là một công cụ tìm kiếm phát triển đầy đủ với tốc độ khá chậm. Trong khi đó, Google phát triển thành công công cụ tìm kiếm nhanh chóng và đáng tin cậy, thu lời 348 triệu USD vào năm 2002 và gấp ba lần vào năm 2003. Bill Gates đã không nhìn thấy tiềm năng tỷ đô của các công cụ tìm kiếm và chính điều này khiến Microsoft phải trả giá đắt.

12. Chương trình PRISM

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 4

Microsoft bị cáo buộc cung cấp hoạt động của khách hàng cho NSA

Trong năm 2013, Microsoft là công ty đầu tiên tham gia vào chương trình giám sát PRISM của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA), giúp thu thập thông tin liên lạc internet và cung cấp các dữ liệu khách hàng. Những tài liệu rò rỉ tiết lộ rằng Microsoft đã giúp NSA tránh các mã hóa truy cập trái phép vào các tài khoản cá nhân từ HotMail, OutLook hoặc Skype và các dịch vụ khác nhằm thu thập thông tin, theo dõi hoạt động của khách hàng đang sử dụng. Khi người dùng Microsoft phát hiện ra thông tin này, sự tín nhiệm của khách hàng dành cho Microsoft đã bị “tổn thương”.

13. Tận dụng báo chí

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 5

Cái nhìn tiêu cực của Microsoft về báo chí trong thời gian đầu đã khiến họ chịu thất bại nặng nề

Báo chí là một phần thiết yếu trong việc quảng cáo sản phẩm trong thế giới công nghệ, giới thiệu sản phẩm ra mắt công chúng. Tuy nhiên, chính cái nhìn tiêu cực của Microsoft về báo chí trong thời gian đầu đã khiến họ chịu thất bại nặng nề. Theo John C. Dvorak, một phóng viên truyền hình Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, cho biết, ông đã từng bị từ chối cung cấp thông tin về Windows.

14. Cuộc tranh giành với Google

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 6

Steve Ballmer tỏ ra tức giận và thề sẽ "tiêu diệt" bằng được Google

Năm 2005, Giám đốc điều hành Microsoft khi đó là ông Steve Ballmer đã có cuộc tranh cãi nảy lửa với Google vì hãng này đã tuyển dụng kỹ sư cao cấp Kai-Fu Lee từng làm việc cho Microsoft. Theo ông Ballmer, việc này vi phạm hợp đồng 1 năm trong đó có điều khoản không làm việc cho đối thủ mà hai bên đã ký. Thậm chí, CEO Microsoft còn tỏ ra tức giận và thề sẽ "tiêu diệt" bằng được Google. Thật không may cho Ballmer, không những ông không “giết” được Google, trong lúc ông đang bị phân tâm bởi kế hoạch của mình, Google nhanh chóng hoàn thiện công nghệ tiên tiến như chiếc điện thoại Android, điều này giúp Google dành tới 80% thị trường điện thoại di động, còn Microsoft chỉ chiếm 3% thị trường điện thoại di động thuộc về điện thoại Microsoft Windows. Giá như Ballmer dành thời gian của mình một cách khôn ngoan như Google đã làm, có lẽ Microsoft sẽ là những người sở hữu 80% thị trườngthế giới điện thoại di động lúc đó.

15. Chi 500 triệu USD mua lại Danger, Inc.

15 sai lầm lớn nhất của Microsoft (P.2) - 7

Microsoft Kin nhanh chóng bị khai tử sau 48 ngày ra mắt

Vào thời điểm khi các thiết bị di động Sidekick đã trở nên phổ biến, Microsoft đã quyết định chi 500 triệu USD cho Danger, Inc., công ty mẹ của Sidekick, vào năm 2008. Hai năm sau, Microsoft tung ra mẫu smartphone của riêng mình với tên gọi Microsoft Kin. Nhưng chỉ xuất hiện trên thị trường trong vỏn vẹn 48 ngày, Kin đã bị chính Microsoft “khai tử” vào ngày 30/6/2010 vì thất bại nặng nề về doanh thu, không theo kịp được xu hướng điện thoại lúc này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN