11 dấu hiệu máy tính bị hack
Dựa vào các dấu hiệu dưới đây, bạn có thể đoán biết máy tính của mình có bị hack hay không.
Trong thế giới công nghệ hiện nay, mọi thiết bị đều có nguy cơ bị tấn công với nhiều phương pháp tinh vi khác nhau. Những phần mềm diệt virus chỉ có thể giúp người dùng an tâm phần nào chứ không thể nào bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Vậy nên, hãy đọc bài viết dưới đây và kiểm tra xem máy tính của bạn có rơi vào trường hợp nào không nhé!
Thông báo trình chống virus giả
Thủ đoạn dù đã xuất hiện từ lâu nhưng cách thực hiện ngày càng tinh vi hơn. Máy tính của bạn sẽ xuất hiện một chương trình (thường là web dạng pop-up) hiện ra với các thông báo máy tính đang gặp nguy hiểm hay đã bị xâm nhập.
Đa phần người dùng đều biết là thông tin giả mạo. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp không biết đã vội vàng làm theo khiến máy tính bị nhiễm virus.
Xuất hiện thanh công cụ lạ
Trình duyệt tự động xuất hiện nhiều thanh công cụ (toolbar) lạ mà bạn chưa từng cài.
Kết quả tìm kiếm hiển thị ở trang lạ
Phương thức này được thực hiện khi các hacker dẫn người dùng vào các kết quả tìm kiếm ở một trang lạ. Người dùng bấm vào sẽ được chuyển tới các trang độc hại, dù cho tìm kiếm bằng Google hay bất cứ công cụ tìm kiếm khác.
Các trang được chuyển tới thường là các trang được thiết kế dưới trang quảng cáo, khảo sát nhằm trao phần quà giá trị cao, tải ứng dụng miễn phí với các chức năng hấp dẫn, mua hành giá rẻ,...
Xuất hiện pop-up
Dấu hiệu này được nhận biệt với rất nhiều quảng cáo chứa nội dung độc hại hay yêu cầu tải phần mềm miễn phí giả mạo...rất phiền phức.
Thông thường, số lượng pop-up xuất hiện ngẫu nhiên, không cố định. Có khi hơn 30 phút không có một pop-up nào, có khi chỉ trong vòng 1 phút xuất hiện hàng chục pop-up.
Người thân nhận email hoặc tin nhắn giả mạo
Phương thức gửi email chứa nội dung chứa mã độc toàn bộ tới toàn bộ danh sách địa chỉ liên hệ trong Contacts thường được dùng để phát tán malware.
Đa phần những nội dung email được gửi từ chính địa chỉ email của nạn nhân chứa một đường link với lời các hình ảnh và lời mời hấp dẫn. Trước đây, hacker thường chèn một hoặc nhiều tập tin đính kèm vào thẳng email. Cách này sau đó không hiệu quả vì bị chặn bởi tường lửa và các trình antivirus mới ngày càng được phát triển hiệu quả.
Mật khẩu tài khoản bị thay đổi
Nếu một hay nhiều mật khẩu tài khoản email, mạng xã hội,...đột ngột thay đổi thì có khả năng nó đã bị hack. Nguyên nhân xuất phát có thể là người dùng làm theo các hướng dẫn trong email giả mạo, tạo điều kiện cho hacker chiếm quyền các tài khoản.
Máy tính tự động cài phần mềm lạ
Dù đã cố gắng hủy nhưng bạn không thể hủy được quá trình máy tính tự động cài các phần mềm lạ. Với phương thức hack này, việc ấn nút Hủy (Cancel) thường không có hiệu quả.
Con trỏ chuột chạy linh tinh
Nếu con trỏ chuột trên máy tính không thể điều khiển được và chạy, dừng linh tinh không như điều khiển của bạn thì chắc chắn máy tính đã bị tấn công.
Các chương trình chống virus, Registry Editor, Task Manager bị vô hiệu hóa
Loại bỏ các chương trình bảo vệ và điều hành máy tính là cách cơ bản nhất để hacker chiếm quyền kiểm soát máy tính. Khi bị vô hiệu hóa, các trình antivirus, Task Manager, Registry Editor không thể chạy được dẫn tới các tùy chọn liên quan sẽ được mở. Đây là thời điểm hacker dễ dàng xâm nhập máy tính của bạn mà không sợ bị ngăn chặn.
Tài khoản ngân hàng mất tiền
Nếu lúc nào đó bạn phát hiện ra tài khoản ngân hàng của bạn bị hao hụt một khoản tiền thì đó là khi hacker đã xâm nhập tài khoản của bạn thành công.
Nhận đuợc các cuộc gọi về đơn đặt hàng
Hacker có thông tin tài khoản thanh toán của bạn nhưng chưa thể thanh toán được vì không thể thực hiện các cuộc gọi điện xác nhận trước khi thanh toán. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần phải bình tĩnh và tỉnh táo để không bị mất tiền vì những món đồ không phải mình đặt mua.
Số tiền thưởng 100.000 USD sẽ thuộc về ai tìm ra lỗ hổng nghiêm trọng nhất trên các sản phẩm của Kaspersky Lab.