Vụ "cướp giật bánh mì" và lỗ hổng của pháp luật

Trong vụ án "cướp giật bánh mì", bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn bị tuyên phạt 10 tháng tù giam, còn bị cáo Ôn Thành Tân được tuyên án đúng bằng số ngày bị tạm giam (8 tháng 20 ngày tù).

Liên quan đến vụ án này, theo luật sư Phạm Minh Tâm (Đoàn Luật sư TP.HCM), do mẹ và luật sư của bị cáo Nguyễn Hoàng Tuấn đã kháng cáo nên TAND TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm. Nhiều khả năng hình phạt, mức án đối với hai bị cáo sẽ được tòa phúc thẩm xem xét lại theo đúng tinh thần chỉ đạo của chánh án TAND Tối cao.

Vụ "cướp giật bánh mì" và lỗ hổng của pháp luật - 1

Hai bị cáo nghe tòa tuyên án.

Giả sử tòa phúc thẩm tuyên mức án tù đối với Tân và Tuấn thấp hơn số ngày bị tạm giam của hai bị cáo thì thời gian mà hai bị cáo bị tạm giam “lố” phải tính sao?

Tương tự, nếu tòa phúc thẩm áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội thay cho hình phạt tù như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thì thời gian hai bị cáo đã bị tạm giam được giải quyết ra sao?

Theo luật sư Tâm, vấn đề này chưa rõ vì hiện nay chưa có quy định hướng dẫn cụ thể nào. Nhưng có một điều chắc chắn là không có oan ở đây nên các bị cáo không thể yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Qua vụ án này, TAND Tối cao nên có hướng dẫn về việc tính sao khi thời gian tạm giam bị “lố” so với mức án tòa tuyên hoặc trong trường hợp tòa không áp dụng hình phạt tù.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THANH TÙNG (Pháp luật TP.HCM)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN