Phạm nhân được ăn cơm riêng với người nhà, gửi tiền cho người thân

Sự kiện: Tin pháp luật

Theo quy định mới sắp có hiệu lực, phạm nhân cải tạo tốt sẽ được ăn cơm riêng với ba người nhà, gửi tiền về nhà cho người thân...

Phạm nhân được ăn cơm riêng với người nhà, gửi tiền cho người thân - 1

Ảnh minh hoạ

Thông tư 07/2018 do Bộ Công an ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 29/3 tới đây thay thế Thông tư số 46 năm 2011. Theo đó, có nhiều quy định đáng lưu ý.

Thông tư này quy định về việc phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ (gọi chung là cơ sở giam giữ) gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật của thân nhân, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác và liên lạc điện thoại với thân nhân. Thông tư này áp dụng đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 

Khi Thông tư này có hiệu lực, những phạm nhân cải tạo tốt sẽ được xem xét cho ăn cơm riêng với ba người nhà ở căng tin nơi chấp hành án. Thời gian cho bữa ăn là một tiếng.

Những người được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột.

Ngoài những người này, ai muốn gặp phạm nhân phải được sự đồng ý của chính quyền nơi cư trú, cơ quan nơi làm việc bằng văn bản.

Về quy định thời gian thăm, gặp, phạm nhân dưới 18 tuổi được gặp thân nhân ba lần mỗi tháng, mỗi lần không quá ba giờ. Mỗi lần thăm, phạm nhân được gặp tối đa ba người. Người đã có gia đình được gặp vợ, chồng ở phòng riêng nhưng không quá 24 giờ, tuy nhiên, cam kết chấp hành các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

Ngoài các quy định về gặp người thân, phạm nhân còn được nhận thư và đồ vật của thân nhân gửi qua đường bưu điện hoặc được gọi điện về nhà.

Đáng lưu ý,phạm nhân khi mới đến nơi giam giữ chấp hành án phạt tù có tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý hiếm.. phải niêm phong để gửi vào lưu ký. Phạm nhân chỉ được sử dụng tiền lưu ký này.

Phạm nhân có thể được nhận tiền mặt do người nhà đưa khi tới thăm hoặc qua đường bưu điện. Tiền này cũng được gửi vào lưu ký để phạm nhân mua hàng hóa, gọi điện thoại tại trại giam.

Trong trại giam, phạm nhân còn có tiền thưởng, tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, tăng năng suất lao động…Tiền này phạm nhân có thể gửi về cho người nhà hoặc nhận lại khi ra tù nếu chưa tiêu hết.

Theo quy định tại Thông tư, phạm nhân có tiền, đồ vật gửi lưu ký khi chuyển đến cơ sở giam giữ khác, cán bộ có trách nhiệm phải thực hiện việc chuyển giao số tiền, đồ vật này cho nơi tiếp nhận phạm nhân. Việc giao nhận phải lập biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và phạm nhân.

Trường hợp phạm nhân chết, phải ghi rõ vào biên bản phạm nhân chết số tiền lưu ký còn lại chưa sử dụng, đồ vật gửi lưu ký và những tài sản cá nhân khác để bàn giao cho thân nhân họ hoặc đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Cán bộ trại giam trải lòng việc cải tạo phạm nhân

35 năm gắn bó với trại giam, Đại tá Hiệp đã tiếp xúc với hàng ngàn phạm nhân, trong đó có người ra tù rồi lại quay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư (Báo Giao thông)
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN