Lộ diện kẻ nhắn tin cho vợ phạm nhân để lừa đảo (Kỳ 2)

Khi được gặp chồng đang thụ án tại trại tạm giam, chị H. mới “ngã ngửa” biết mình đã bị lừa. Chị lo lắng không hiểu kẻ đã nhắn tin mạo danh chồng mình là ai?

Liên quan đến vụ việc “Vợ bất ngờ nhận được tin nhắn của người chồng đang thụ án trong tù”, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội sau khi tiếp nhận đơn trình báo của chị L.T.H. (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã vào cuộc xác minh điều tra.

Kết quả, đã làm rõ kẻ nhắn tin tự xưng là anh Phạm Văn V. (chồng chị H.) để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chị H. chính là Nguyễn Văn Tuân (SN 1987, HKTT tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Khi nhắn tin lừa chị H., Tuân đang là phạm nhân thi hành án tại Trại giam Thanh Lâm, thuộc Tổng cục VIII Bộ Công an, đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tại cơ quan điều tra, Tuân khai, hắn sử dụng một chiếc điện thoại hiệu Nokia màu đen, có 2 sim và sử dụng 2 số điện thoại để liên lạc. Chiếc điện thoại này là do Tuân mua lại của một phạm nhân ra trại.

Mặc dù đang chấp hành án phạt tù trong trại giam nhưng Tuân vẫn tìm cách lén lút để sử dụng điện thoại trái quy định. Do trước đây trong thời gian bị tạm giam tại Trại Tạm giam số 1 – Công an TP. Hà Nội, đối tượng Tuân bị giam cùng buồng với Phạm Văn V..

Trong quá trình trò chuyện, tâm sự với anh V., Tuân đã biết số điện thoại của chị H. là vợ anh V.. Chính vì vậy, khi có được điện thoại, Tuân đã nghĩ ngay đến việc giả danh V. để nhắn tin lừa đảo chị H..

Lộ diện kẻ nhắn tin cho vợ phạm nhân để lừa đảo (Kỳ 2) - 1

Ảnh minh họa (Hình Internet)

Trước đó, như báo Người Đưa Tin đã phản ánh, theo tài liệu từ cơ quan tố tụng, khoảng tháng 2/2015, chị L.T.H. có chồng là Phạm Văn V. đang thụ án tại phân trại cải tạo, thuộc trại tạm giam số 1 Công an TP. Hà Nội.

Trong thời gian này, chị H. bất ngờ nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ, tự nhận là anh V. chồng chị. Anh V. đã kể với chị H. rằng, anh được một bạn tù cùng buồng giam cho mượn điện thoại để nhắn tin với vợ.

V. cũng tỏ ra rất am hiểu chuyện trong nhà, quan tâm đến từng người thân trong gia đình nên chị H. càng tin đó là chồng mình. Tiếp theo, anh V. nói, mình có người anh em ngoài xã hội, có thể giúp V. “chạy” được tha tù trước thời hạn vào đợt 30/4/2015 với chi phí 135 triệu đồng.

Vì tâm lý lo lắng, muốn chồng sớm được trở về nhà nên chị H. đã chuyển nhiều lần qua tài khoản ngân hàng theo hướng dẫn của “chồng” với tổng số là 115 triệu đồng.

Tuy nhiên, sau đó, chị H. lại không thể liện lạc được với chồng qua số điện thoại trên nữa. Sốt ruột, chị H. đến trại tạm giam số 1 Công an TP. Hà Nội thăm chồng thì anh V. cho biết, không hề nhắn tin liên lạc với chị H. bằng số điện thoại trên. Lúc này, chị H. mới “ngã ngửa” biết mình bị lừa và đã làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Người đưa tin
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN