Chân dung “người cuối cùng của cộng đồng hacker chân chính”
"Tôi là người cuối cùng của một nền văn hóa đã chết. Thực ra tôi không còn thuộc về thế giới này nữa", Richard Stallman - người sáng lập FSF (Free Software Foundation - Tổ chức Phần mềm Tự do) tâm sự.
Hacker là thuật ngữ để nói về những người vô cùng giỏi trong công nghệ máy tính, đặc biệt là về bảo mật. Tuy nhiên, không ít người trong số họ sử dụng tài năng của mình để làm những điều phi pháp. Lịch sử thế giới đã nhiều lần chứng kiến những thảm họa mà “hacker mũ đen” gây ra, từ những vụ trộm tiền với số lượng khổng lồ tới các thông tin mật bị đánh cắp rồi rao bán… Chân dung của những kẻ mang nỗi ám ảnh kinh hoàng với các chuyên gia bảo mật sẽ được làm rõ trong loạt bài “Những haker nguy hiểm nhất lịch sử” dưới đây. |
Richard Stallman được gọi là "người cuối cùng của cộng đồng hacker chân chính".
Trong cuốn sách mang tựa đề "Hacker: Những người hùng của cuộc cách mạng máy tính" (1984), nhà báo kỳ cựu Steven Levy từng gọi Richard Stallman là "người cuối cùng của cộng đồng hacker chân chính".
Richard Matthew Stallman sinh ngày 16/3/1953 tại New York, Mỹ. Mẹ của cậu bé Stallman từng nghi ngờ con mình mắc bệnh tự kỷ và phải mời bác sĩ chuyên khoa điều trị. Thường bị bạn bè trêu chọc khi đến trường, cậu bé Stallman thu mình vào thế giới riêng, nơi chỉ có Toán học cùng các môn khoa học tự nhiên. Đối với cậu, những đứa trẻ ở bên ngoài thế giới đó đều “chẳng biết gì”.
Ở tuổi 12, sau lần tham dự "trại hè khoa học", Stallman được tuyển chọn vào chương trình đào tạo dành cho học sinh có năng khiếu thuộc Đại học Colombia.
Khi học lớp 12, Stallman nhận được việc làm cuối tuần tại một trung tâm nghiên cứu của IBM ở gần nhà (Manhattan, New York). Nơi đó, anh được làm quen với ngôn ngữ lập trình.
Sau bậc học phổ thông, khi đang học năm thứ nhất ngành Vật lý tại Đại học Harvard, Stallman trở thành lập trình viên chính thức tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo của MIT (Massachusetts Institute of Technology - Viện Công nghệ Massachusetts), bắt đầu tham gia vào cộng đồng hacker nhưng là một hacker “khác người”.
Trong thập niên 1980, hacker chân chính luôn dùng tên thật, kể cả khi vô hiệu hóa những biện pháp an ninh để chứng minh nhược điểm của hệ thống hoặc để khẳng định quyền tự do của mình. Stallman là tin tặc như vậy.
Trong lớp học hoặc ở nơi làm việc, Stallman là người "khó chịu" khi luôn vạch ra sai lầm kiến thức của thầy giáo hoặc cấp trên, luôn phản ứng quyết liệt với những biện pháp mà anh cho là vi phạm quyền tự do.
Ra trường, Stallman bắt đầu công việc hacking của mình tại Viện Kỹ thuật Massachuset. Anh phản đối việc đặt mật khẩu ngăn chặn truy cập máy tính trong các phòng thí nghiệm. Khi có một hệ thống mật khẩu mới được cài đặt, Stallman phá hủy nó và thay bằng những chuỗi kí tự trống rồi sau đó gửi tin nhắn thông báo cho người sử dụng về việc thay mật mã.
Richard Stallman nổi tiếng từ dự án mang tên GNU Project - nơi Richard Stallman phát minh ra một hệ thống vận hành miễn phí có tên là Serious Bio, giúp người thao tác có thể vận hành máy tính một cách tự do, thoải mái.
Nhưng Richard Stallman còn nổi tiếng hơn trong dự án Emacs và là một trong những hacker tấn công vào hệ máy tính chủ của Viện Công nghệ MIT, làm cho hệ thống máy tính này bị giảm khả năng truy cập tới các trung tâm thí nghiệm.
Khi thời thế đổi thay, ông trở nên lạc lõng. Đối với nhiều người, Stallman là kẻ lập dị với quan niệm cực đoan về quyền tự do.
Hiện nay, dù đã ở tuổi 60, Stallman gần như không cắt tóc, không vợ con, không nhà cửa, chỉ ngủ trên võng trong một gian phòng nhỏ hẹp, bừa bộn thuộc khuôn viên của MIT và mơ về những ngày đã qua.
-----------------
Mời độc giả đón đọc loạt bài tiếp theo Những hacker nguy hiểm nhất lịch sử vào 4h ngày 24/9/2017.
Nếu nói cuộc đời giống như một cuốn tiểu thuyết thì với Julian Assange đó là cuốn tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm,...