Ai có quyền xem xét thân thể bị hại?

TAND TP.HCM vừa hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ Võ Chí Linh (SN 1993) bị truy tố về tội hiếp dâm để điều tra, xét xử lại.

Yêu đơn phương, xâm hại nạn nhân?

Theo hồ sơ, Linh có tình cảm đơn phương với chị ĐTP (hơn Linh 10 tuổi). Tối 5-7-2016, Linh chạy xe đến phòng trọ của chị P. ở quận Bình Tân rủ chị P. đi uống nước. Chị P. từ chối, Linh liền vào phòng lấy ĐTDĐ và chìa khóa xe của chị P. để gây áp lực buộc chị P. phải đi cùng. Sau đó, Linh chở chị P. đến một bờ kè nói chuyện rồi đi ăn lẩu ở quận 11.

Giữa khuya, chị P. nói Linh chở về phòng trọ nhưng Linh chạy thẳng đến một khách sạn gần đó. Chị P. bỏ đi ra ngoài thì Linh đuổi theo kéo vào làm thủ tục thuê phòng. Chị P. lên phòng trước, Linh theo sau. Tới phòng, chị P. muốn bỏ về nhưng Linh kéo lại, đẩy vào phòng cài chốt khóa. Tiếp đó, Linh đẩy chị P. xuống giường đòi... Chị P. từ chối, la lên thì bị Linh nắm tóc tát, sau đó xâm hại.

Chưa hết, Linh còn dùng ĐTDĐ quay lại cảnh nạn nhân ngồi cạnh giường không mặc quần áo. Khi nạn nhân vào nhà vệ sinh, Linh tiếp tục xâm hại. Sau đó, Linh giấu quần áo của nạn nhân, tới 6 giờ sáng hôm sau mới trả quần áo, ĐTDĐ để nạn nhân ra về.

Ngày 8-7-2016, chị P. ra công an trình báo, một ngày sau Linh ra đầu thú. Tại phiên xử sơ thẩm của TAND quận 11, Linh nhận tội như cáo trạng truy tố và bị phạt sáu năm tù về tội hiếp dâm theo khoản 2 Điều 111 BLHS với tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội nhiều lần. Sau đó Linh kháng cáo xin giảm án.

Ai có quyền xem xét thân thể bị hại? - 1

Theo luật, việc xem xét thân thể người bị hại để phát hiện dấu vết của tội phạm phải do người cùng giới tiến hành và có người cùng giới chứng kiến. Ảnh minh họa: HTD

Hay mối tình chênh lệch tuổi tác?

Tại phiên xử phúc thẩm, Linh khai có quan hệ tình cảm với bị hại hơn một năm. Dù đã có gia đình nhưng chị P. không ở chung với chồng nên chị và Linh thường xuyên đi chơi với nhau. Sáng 6-7-2016, trong khách sạn, chị P. vì giận dỗi nên hông cho Linh “quan hệ”. Lần đầu Linh có giận dữ dùng tay tát, giật tóc chị P. ép làm chuyện ấy. Tuy nhiên, ở lần thứ hai trong nhà vệ sinh là cả hai tự nguyện chứ Linh không ép buộc bởi nếu chị P. từ chối thì Linh sẽ không thể thực hiện được hành vi. Từ đó, Linh đề nghị HĐXX xem xét giảm án cho Linh vì chỉ phạm tội một lần.

Khi HĐXX hỏi vì sao lúc trước lại nhận tội cả hai lần, Linh lý giải: “Ban đầu bị cáo nhận tội vì thương bị hại thật lòng. Nay bị cáo khai lại vì người nhà khuyên bị cáo phải thương lấy thân mình”. Kèm theo đó, Linh nói có các tin nhắn trao đổi với chị P. sau ngày xảy ra sự việc để chứng minh cho lời khai của Linh.

Theo đại diện VKS, cấp sơ thẩm có một số vi phạm tố tụng nghiêm trọng, cần hủy án sơ thẩm. HĐXX đồng tình, phân tích: Theo luật, việc xem xét thân thể người bị hại để phát hiện dấu vết của tội phạm phải do điều tra viên cùng giới tiến hành và có người cùng giới chứng kiến. Trong vụ án này, việc xem xét thân thể bị hại được thực hiện bởi người không có thẩm quyền (một phụ nữ thuộc tổ dân phố nơi xảy ra vụ việc) cùng điều tra viên nam là vi phạm. Mặt khác, biên bản nghị án của tòa sơ thẩm cũng có sai sót. Đây là những vi phạm tố tụng nghiêm trọng mà cấp phúc thẩm không thể sửa chữa, bổ sung được. Vì vậy, HĐXX tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Xem xét dấu vết trên thân thể

1. Điều tra viên tiến hanh xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thi CQĐT trưng cầu giám định pháp y.

2. Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hanh và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thi có bác sĩ tham gia...

(Trích Điều 152 BLTTHS)

Lấy tim nạn nhân đi giám định: Cơ quan pháp y nói gì?

Giám đốc Trung tâm Pháp y giải trình vì sao tử thi nạn nhân bàn giao gia đình không có quả tim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Yến (Pháp Luật TPHCM)
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN